Bài viết này là một tổng hợp chi tiết về các loại bệnh hiện nay và những thông tin quan trọng về chúng. Chúng ta sẽ khám phá sự phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của các bệnh phổ biến như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, bệnh hen suyễn, bệnh Alzheimer và nhiều bệnh khác.
Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mỗi loại bệnh, từ cơ chế phát triển đến những yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa. Chúng tôi cũng sẽ trình bày các công nghệ và phương pháp mới nhất trong chẩn đoán và điều trị các bệnh này, nhằm mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan và cập nhật về tình hình y tế hiện nay.
Hãy cùng đồng hành và khám phá sự đa dạng và phức tạp của các loại bệnh hiện nay, từ đó tìm hiểu và áp dụng những biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe phù hợp để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
1. Áp xe
Áp xe là tình trạng nhiễm trùng ở da, với đặc điểm nhận biết là một khối mềm trên da có màu hồng hoặc đỏ đậm, bên trong khối áp xe có mủ. Nếu dùng tay chạm vào khối áp xe sẽ cảm thấy đau.
2. Áp xe vú
Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng đỏ, có hạch ấn đau và tích tụ dịch mủ do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết xây xát ở núm vú và quầng vú hoặc từ đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết
Áp xe vú thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn, đặc biệt là trong thời kỳ sau sinh và cho con bú
3. Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai trong độ tuổi nào, ngay cả với trẻ sơ sinh.
4. Áp xe phổi
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng tại phổi. Nhu mô phổi bị hoại tử do quá trình viêm nhiễm cấp tính trong các bệnh lý như viêm phổi, màng phổi, hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh. Vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi phổ biến nhất, một tỷ lệ nhỏ các trường hợp do ký sinh trùng gây ra.
5. Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Đây không phải là căn bệnh lão khoa hoặc bệnh thần kinh thông thường.
6. Ám ảnh sợ hãi
Hội chứng ám ảnh sợ hãi còn gọi là rối loạn ám ảnh sợ hãi hay rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, là vấn đề thường gặp, trong đó người bệnh gặp phải cảm giác sợ quá mức các vật và các tình huống hoàn toàn không có tính nguy hiểm. Đây là một rối loạn tâm thần có liên quan đến tình trạng lo âu tránh né trong hầu hết các trường hợp.
7. AIDSA
AIDS là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, cơ thể con người không thể chống lại bệnh này.
8. Ddison (suy tuyến thượng thận nguyên phát)
Bệnh Addison (còn có tên suy tuyến thượng thận nguyên phát) là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết.
9. Amip ăn não
Amip ăn não người có tên khoa học là Naegleria fowleri - một loại ký sinh trùng. Đây là loại ký sinh trùng rất hiếm gặp và thường gây tử vong cho người bệnh bơi hoặc tham gia các môn thể thao dưới nước ở các hồ nước ngọt, sông và suối nước nóng.
10. Áp xe gan do amip
Áp xe gan là tình trạng lá gan bị nhiễm mủ với những lỗ hổng nhỏ. Gan là một cơ quan quan trọng với nhiều chức năng như dự trữ năng lượng, tạo protein và loại bỏ những chất gây hại khỏi cơ thể. Khi gan bị nhiễm khuẩn hoặc kí sinh, nó có thể xuất hiện những lỗ nhỏ có mủ.
11. Áp xe não
Áp-xe não do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều tạo mủ trong nhu mô não khiến người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng rất nặng nề sau này. Tuy nhiên nếu người bệnh được phát hiện sớm và chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như mức độ di chứng để lại.
12. Áp xe thận
Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận.
13. Ấu dâm
Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục gồm những ham muốn tình dục mạnh mẽ, liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới dậy thì.
Các hành vi ấu dâm bao gồm: nhìn, vuốt ve, thủ dâm và ép quan hệ tình dục với trẻ em. Có một số trường hợp đồng tính nam thích quan hệ với các cậu bé, hầu hết người có xu hướng ấu dâm là nam giới, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh là nữ giới.
Dưới ảnh hưởng của giới truyền thông, ấu dâm được hiểu là các hành động lạm dụng tình dục với trẻ em. Tuy nhiên, định nghĩa này đã phản ánh sai tình hình chung của những người mắc bệnh ấu dâm, làm cho căn bệnh này càng khó nghiên cứu và thu thập số liệu.
14. Alkapton niệu
Alcapton niệu (Alkaptonuria) là bệnh di truyền hiếm gặp, còn được gọi là "bệnh nước tiểu sẫm màu" do bắt nguồn từ màu sắc đặc trưng của nước tiểu và các mô liên kết của những người bệnh.
15. Ấu trùng sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn (hay còn gọi là bệnh sán dây) là 1 bệnh nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới. Ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 100 triệu người mắc bệnh này. Việc mắc bệnh thường có liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua báo cáo của các cơ sở điều trị thì cho đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp mắc bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.
16. Áp xe gan
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, có chức năng dự trữ năng lượng, tạo ra protein và thải trừ những chất gây hại cho cơ thể. Áp xe gan là hiện tượng hình thành ổ mủ trong tổ chức gan do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Áp xe có thể to hoặc nhỏ, là một bệnh rất nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con người.
17. Áp xe não do amip
Áp xe do amip là bệnh lý thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn, tập quán sinh hoạt lạc hậu. Tỷ lệ này gặp khá cao ở các nước Tây Phi, Nam Phi, Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam, chủ yếu độ tuổi 20 – 40. Biểu hiện lâm sàng áp xe do amip khá đa dạng, hiệu quả điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời tiến triển tương đối nặng nề, thậm chí có các biến chứng có thể tử vong.
18. Bệnh lao phổi
Bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại nó, khi đó sẽ hình thành bệnh lao.
19. Bạch hầu
Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong.
20. Bệnh lang ben
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm Pityrosporum ovale ngoài da thường gặp. Bệnh có xu hướng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (quần áo, khăn tắm…)
21. Basedow
Basedow (hay bệnh Graves) là một dạng bệnh nội tiết, cường giáp phổ biến nhất hiện nay, chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành, được đặc trưng bởi biểu hiện bướu giáp lan tỏa và hội chứng cường giáp không ức chế được (triệu chứng lồi mắt)
22. Bướu cổ
Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp.
23. Bóng đè
Bóng đè, ma đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ
24. Bạch biến
Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ
25. Bệnh lao xương
Bệnh lao xương là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại hệ thống xương của cơ thể do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao xương là một trong những loại lao ngoài phổi khá thường gặp, đứng thứ ba sau lao màng phổi và bạch huyết
26. Bệnh lỵ
Kiết lỵ hay còn gọi là bệnh lỵ là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài phân lỏng còn kèm theo máu. Trong một số trường hợp, chất nhầy có thể được tìm thấy trong phân kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
27. Bạch tạng
Bạch tạng thường đề cập đến bệnh bạch tạng ở người (albinism) gồm một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến việc sản xuất ít hoặc không sản xuất sắc tố da melanin. Loại melanin và số lượng melanin cơ thể sản xuất sẽ quyết định màu da, tóc và mắt
28. Bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu cấp (hay ung thư máu) là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị sẽ ứ đọng trong tủy xương và cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo
29. Bệnh tả
Bệnh tả ở người (Cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện bệnh tả chủ yếu là nôn và tiêu chảy với số lượng lớn, người bệnh dễ dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
30. Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới
31. Bại liệt
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm virus Polio theo đường tiêu hóa, có thể bùng phát thành dịch. Triệu chứng bệnh bại liệt thường gặp là hội chứng liệt mềm cấp
32. Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu.
33. Bạch hầu thanh quản
Bệnh bạch hầu thanh quản là các trường hợp mắc bệnh bạch hầu mà vị trí khởi đầu nơi vi khuẩn sinh sản là thanh quản. Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, mũi, hầu họng và thanh quản
34. Bệnh xơ cứng bì toàn thể
Bệnh xơ cứng bì toàn thể là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn, có tên khoa học là Scleroderma, đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: ống tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp
35. Barrett thực quản
Barrett thực quản là một chứng bệnh thuộc về đường tiêu hóa, thường gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày trong thời gian dài, dẫn tới kích thích niêm mạc trong lòng thực quản, nếu xảy ra trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến các tế bào lót phần dưới của thực quản, dẫn tới ung thư biểu mô tuyến thực quản.
36. Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
Bệnh xơ cứng bì toàn thể là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn, có tên khoa học là Scleroderma, đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: ống tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp.
37. Bỏng
Bệnh bỏng hay phỏng là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bệnh bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.
38. Beriberi
Bệnh Beriberi (hay bệnh tê phù) là một dạng bệnh thiếu vitamin B1 (thiamin) bao gồm tê phù ướt (wet Beriberi) và tê phù khô (dry Beriberi)
39. Bạch sản
Bạch sản là hiện tượng xuất hiện những mảng dày màu trắng được hình thành ở mặt trong của gò má, nướu hoặc lưỡi, những mảng trắng này được tạo ra bởi sự tăng trưởng các các tế bào quá mức và thường xuất hiện phổ biến ở những người hay hút thuốc lá.
40. Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)
Sa sút trí tuệ (Dementia) mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Đây không phải là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.
41. Bệnh Still ở người lớn
Bệnh Still là một bệnh viêm hệ thống, nguyên nhân gây ra bệnh không rõ. George Still là người đầu tiên mô tả bệnh Still ở trẻ em vào năm 1897 nên người ta lấy tên ông để đặt cho tên của bệnh. Bệnh Still xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh Still ở trẻ em được xem như là một thể của bệnh viêm khớp thiếu niên hệ thống, nhiều khớp viêm xuất hiện trước 16 tuổi, và kéo dài ít nhất 3 tháng. Bệnh Still ở người lớn có các biểu hiện đa dạng hơn.
42. Bệnh quai bị
Bệnh quai bị là bệnh gì? Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus với biểu hiện đặc trưng là sưng đau tuyến nước bọt. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số biến chứng khác nếu không điều trị kịp thời. Trẻ em là đối tượng thường xuyên nhiễm quai bị trừ độ tuổi nhũ nhi ( ít hơn 1 tuổi) thì hiếm khi bị, nguyên nhân có thể do vẫn còn kháng thể tốt từ mẹ.
43. Bệnh sởi
Sởi là gì? Sởi là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra có thể gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em. Sởi rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch, mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh đều có thể hồi phục sau một thời gian nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ nhũ nhi thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra biến chứng về sau
44. Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang có tên tiếng anh là Polycystic Ovary Syndrome liên quan đến rối loạn cân bằng hormone và lượng insulin trong cơ thể do mất cân bằng lượng hormone do buồng trứng sản xuất. Buồng trứng đa nang là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ ở độ tuổi nào, đặc biệt là phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và gây ra các bệnh nghiêm trọng khác. Do vậy để phòng ngừa và phát hiện bệnh này, mời các bạn đọc kỹ bài viết dưới đây. a
45. Bệnh Rubella
Rubella là bệnh gì? Rubella là truyền nhiễm cấp tính do nhiễm virus đặc trưng bởi biểu hiện nổi ban đỏ. Bệnh rubella thường không nguy hiểm đối với trẻ em và người trưởng thành, tuy nhiên lại bệnh Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu. Khi virus truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn này có thể dẫn tới dị tật thai nhi trong tương lai.
46. Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới ngày nay được xem như là bệnh lý thời đại bên cạnh bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường khi tần suất mắc bệnh tăng nhanh trong dân số, đặc biệt tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Đây là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
47. Brucella
Trực khuẩn Brucella là vi khuẩn có dạng hình que gây bệnh Brucella hay bệnh sốt làn sóng. Đây là bệnh lý nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người.
Bệnh Brucella là một bệnh lý nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, dễ tái phát cho nên người bệnh khi mắc bệnh cần đi kiểm tra và điều trị để tránh các biến chứng về sau này.
48. Bàn chân phẳng
Bàn chân phẳng là hiện tượng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên.
49. Bò điên
Bệnh bò điên (có tên tiếng anh là Creutzfeldt-Jakob) là một rối loạn thoái hóa não dẫn đến chứng mất trí nhớ và cuối cùng là tử vong. Các triệu chứng của bệnh bò điên có thể giống với các triệu chứng rối loạn não của chứng mất trí nhớ khác như Alzheimer, nhưng bệnh bò điên thường tiến triển nhanh hơn nhiều.
50. Babesia (nhiễm trùng do Babesia)
Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Bệnh lây truyền sang người thông qua vết cắn của một số loài bọ ve. Trong bệnh babesia, ký sinh trùng sẽ xâm nhập và ký sinh ở trong hồng cầu của người bệnh. Do đó, người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện là sốt, tan máu và đái ra huyết cầu tố.
51. Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là gì? Buồng trứng đa nang (hay còn gọi là Polycystic Ovary Syndrome) là bệnh thường xảy ra ở những người phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam trong khi đó lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể lại quá ít khiến quá trình rụng trứng diễn ra bất thường.
52. Bệnh giác mạc chóp
Ánh sáng được phản xạ từ vật được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc mắt được các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não để tạo ra ảnh.
53. Bệnh do Cryptosporidium
Cryptosporidium là gì? Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc ngành Apicomplexa, gây ảnh hưởng đến đường ruột, hệ hô hấp hay cả hệ miễn dịch gây suy giảm miễn dịch cá thể dẫn đến tiêu chảy hoặc ho dai dẳng
54. Bại não
Bại não là một rối loạn vận động, trương lực cơ hoặc tư thế do tổn thương xảy ra đối với sự phát triển não bộ trẻ, thường xảy ra trước khi sinh.
55. Chốc mép
Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao, thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Người bị chốc mép thường biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Các nốt phỏng vỡ và đóng vảy màu vàng mật ong.
56. Cúm
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi
57. Crohn
Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng. Tình trạng viêm do bệnh Crohn gây ra thường lan sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới vừa đau đớn và vừa suy nhược, và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
58. Căng cơ quá mức
Căng cơ hoặc cơ bắp bị co kéo là một tình trạng khi các cơ bắp bị kéo giãn quá mức thậm chí bị rách. Đây là kết quả do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng. Bất kỳ cơ bắp nào cũng có thể bị co kéo, nhưng phổ biến nhất là các cơ lưng dưới, cổ, vai và gân kheo.
59. Chấy rận (chí rận)
Chấy rận thuộc loài động vật ký sinh trùng, kích thước nhỏ. Chúng thường ký sinh trên cơ thể người hoặc động vật và hút máu để tồn tại. Ở người, chúng lây lan qua tiếp xúc, qua quần áo. Khi hút máu chúng gây viêm da (sưng, đỏ, ngứa) gọi là bệnh chấy rận,
60. Chấn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament) xảy ra ít thường xuyên hơn so với chấn thương dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament). Dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước kết nối xương đùi với xương chày, nếu một trong hai dây chằng bị rách sẽ gây đau, sưng và dáng đi bất thường.
61. Câm
Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ.
62. Chốc đầu (Nấm da đầu)
Bệnh chốc đầu (bệnh nấm ở cằm và bệnh nấm da đầu) là một tình trạng nhiễm trùng nông do nhiễm nấm với đặc trưng bởi mụn mủ, bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Bệnh còn có tên là sâu tròn do nấm tạo nên các vết tròn trên da, thường phẳng ở trung tâm và gờ nhô cao lên. Loại nhiễm nấm này ảnh hưởng đến da đầu, làm trụi tóc, gây các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc.
63. Còn ống động mạch
Bệnh lí tim bẩm sinh là những bệnh lí tim mạch không hiếm gặp nhưng tương đối phức tạp và vẫn còn nhiều gánh nặng và thách thức với y học. Một trong những bệnh lí tim bẩm sinh hay gặp nhất và tương đối đơn giản là còn ống động mạch. Vậy còn ống động mạch là bệnh gì?
64. Còi xương
Còi xương là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Vùng dịch tễ hay gặp trẻ em còi xương là miền núi, nơi sương mù nhiều, ít ánh nắng. Do đó dẫn đến việc tổng hợp Vitamin D bị thiếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa của Canxi và Photpho, là những nguyên liệu cần thiết tạo nên bộ khung xương.
65. Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não thường xảy ra do một cú đánh mạnh hoặc va đập vào đầu hoặc cơ thể. Một vật thể xuyên qua mô não như một viên đạn hoặc mảnh vỡ của hộp sọ cũng có thể gây chấn thương sọ não.
66. Cận thị
Ở người bình thường, hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh.
67. Chấn thương lách
Chấn thương lách là tình trạng thường gặp nhiều nhất trong các ca chấn thương bụng kín do tai nạn giao thông, té ngã hoặc va chạm khi chơi thể thao, bị hành hung. Vỡ lách thường gây chảy máu vào ổ bụng, mức độ chảy máu tùy thuộc vào cơ chế chấn thương và độ vỡ nặng nhẹ
68. Cường lách
Lách là cơ quan quan trọng trong cơ thể, giữ chức năng sản xuất tế bào máu trong thời kỳ bào thai. Ngoài ra, lách còn là nơi tiêu hủy hồng cầu đã già cỗi, sản xuất thực bào và miễn dịch, tạo ra các kháng thể để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.
69. Chân voi
Bệnh chân voi hay còn được gọi là phù chân voi là biến chứng của nhiễm giun chỉ bạch huyết. Bệnh lưu hành chủ yếu ở các nước nóng ẩm và xảy ra do muỗi truyền ấu trùng giun chỉ sang người
70. Co thắt thực quản
Thực quản là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, có dạng hình ống, nối giữa miệng và dạ dày. Thực quản dài khoảng 25-30 cm, thành ống được cấu tạo bằng cơ trơn và cơ vân. Co thắt thực quản là tình trạng cơ trơn của thực quản co giãn không hiệu quả, cản trở quá trình thức ăn di chuyển từ miệng xuống dạ dày.
71. Chấn thương dây chằng chéo trước
Chấn thương dây chằng chéo trước là vết rách hoặc bong gân của dây chằng chéo trước, một trong những dây chằng chính ở đầu gối. Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra nhất trong các môn thể thao liên quan đến việc dừng đột ngột hoặc thay đổi hướng đột ngột khi nhảy lên và tiếp đất như bóng rổ, bóng đá và trượt tuyết.
72. Chửa ở vết mổ
Chửa tại vết mổ là bệnh lý mà do một bất thường nào đó, trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó
73. Chèn ép dây thần kinh thẹn
Nếu như có triệu chứng tê hoặc đau rát ở vùng dưới mông, đau nhói như bị kim châm thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh đang rất phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi là chèn ép dây thần kinh thẹn.
74. Chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác di chuyển hay quay trong của bản thân hoặc đồ đạc xung quanh mà người bệnh thấy ở trạng thái động hay tĩnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt thường do gặp một số vấn đề ở tai trong. Những cơn chóng mặt này thường không kéo dài, chỉ thoáng qua.
75. Cường kinh
Cường kinh là tình trạng máu kinh nguyệt ra ồ ạt và kéo dài liên tục nhiều ngày ở phụ nữ, kể cả phụ nữ trẻ chưa hình thành chu kỳ rụng trứng và phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh.
76. Cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại được xếp vào nhóm bệnh lý của cơ tim. Nó không phải là sự phì đại cơ tim một cách sinh lý hay phì đại thứ phát như ở người tăng huyết áp lâu năm. Trong bệnh cơ tim phì đại, các thành thất trái dày một cách bất thường, đặc biệt là vách liên thất, có thể làm suy chức năng tâm trương, tắc nghẽn đường ra thất trái và có các rối loạn nhịp nguy hiểm.
77. Chấn thương hàm mặt
Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do tai nạn giao thông
78. Chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)
Những người bị các chứng rối loạn ăn uống có những hành vi ăn uống rối loạn và niềm tin méo mó với những nỗi lo lắng thái quá về cân nặng, hình dáng, ăn uống và hình ảnh cơ thể. Các chứng rối loạn ăn uống là các chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng; đó không phải là một lựa chọn về lối sống.
79. Cao huyết áp ở trẻ em
Huyết áp được định nghĩa là áp lực dòng máu chảy trong các mạch đi khắp cơ thể con người. Những người bị tăng huyết áp thì sự đẩy máu trong cơ thể trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng nguy hại đến mạch máu, tim và những cơ quan khác.
80. Cơ tim
Bệnh cơ tim là nhóm các bệnh về cơ tim rất quan trọng và không đồng nhất, chiếm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Nhóm các bệnh về cơ tim có liên quan đến rối loạn chức năng cơ học và chức năng điện học hoặc kết hợp cả hai, thường xuất hiện phì đại hay giãn tâm thất không phù hợp. Bệnh cơ tim ảnh hưởng có thể giới hạn chủ yếu ở tim (bệnh cơ tim nguyên phát) hay hình thành một phần rối loạn toàn thân tổng quát (bệnh cơ tim thứ phát).
81. Chậm nói
Ngôn ngữ bao gồm lời nói và cử chỉ, là phương tiện để diễn đạt tình cảm, suy nghĩ và thước đo cho sự thông minh của các bé. Lời nói là phương tiện giao tiện bằng lời thông qua tiếng nói, nhận biết bằng âm thanh và được cấu thành từ phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Chậm nói là một phần của chậm phát triển ngôn ngữ là dạng chậm phát triển phổ biến nhất của trẻ em, là khi lời nói vẫn phát triển đúng theo trình tự nhưng với tốc độ chậm hơn
82. Chấn thương sụn chêm
Khớp gối là một khớp phức hợp, là khớp lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì được cấu tạo phức tạp, bởi nhiều thành phần, có tầm hoạt động lớn, nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Mỗi khi bị chấn thương, thường gây tổn thương nhiều thành phần của khớp. Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất.
83. Down
Bệnh Down (hội chứng Down) là rối loạn nhiễm sắc thể di truyền phổ biến nhất, gây ra tình trạng mất khả năng học tập ở trẻ em. Tên hội chứng được đặt theo tên của John Langdon Down, một thầy thuốc đã mô tả hội chứng này vào năm 1866.
84. Dịch hạch
Bệnh dịch hạch là bệnh lý truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh diễn tiến cấp tính với biểu hiện nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng nề. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vật trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam vector gây bệnh chính là bọ chét Xenopsylla cheopis sống ký sinh chủ yếu trên chuột.
85. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một tình trạng rất phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 30 độ C, trung bình khoảng 25 độ. Trung tâm điều nhiệt ở trên não giúp cho cơ thể thích nghi khi có sự thay đổi nhiệt độ
86. Dị ứng sữa
Dị ứng sữa là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong sữa động vật. Mặc dù trẻ có thể bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, tuy nhiên dị ứng sữa vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng ở trẻ. Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng sữa thường gặp nhất, ngoài ra cơ thể cũng có thể dị ứng với sữa của các động vật có vú khác như sữa dê, sữa cừu, sữa trâu
87. Dậy thì sớm ở nam
Dậy thì sớm (sexual precocity) là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường như sự phát triển ngực, lông mu ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi hoặc kinh nguyệt xuất hiện trước 9,5 tuổi và sự phát triển tinh hoàn, lông mu xảy ra trước 9 tuổi ở trẻ trai.
88. Dị ứng thực phẩm
Bệnh dị ứng thực phẩm là bệnh khi phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả khi sử dụng một lượng rất nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ.
89. Dại
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại
90. Dị dạng mạch não
Dị dạng mạch máu não (A brain arteriovenous malformation - viết tắt là AVM) là hiện tượng các mạch máu bất thường và rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch nên không cung cấp máu cho nhu mô não, ngoài ra các dị dạng mạch máu dễ bị vỡ gây chảy máu não. Đây là bệnh bẩm sinh và rất nguy hiểm
91. Do amip
Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (như gan, não, ...). Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực.
92. Dậy thì muộn
Dậy thì là giai đoạn phát triển chuyển tiếp về sinh lý từ một đứa trẻ thành người lớn, là độ tuổi quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hoàn toàn là người lớn. Đây là giai đoạn mà bất cứ ai cũng trải qua những biến đổi lớn trên cơ thể và cả mặt tâm lý.
93. Dậy thì sớm ở nữ
Dậy thì sớm ở nữ hay còn được nhắc đến với tên dậy thì sớm bé gái là tình trạng độ tuổi dậy thì của các bé gái đến sớm hơn. Dậy thì sớm ở bé gái được xác định là dậy thì khởi phát trước 8 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này chỉ mang tính tương đối và đang còn là vấn đề gây tranh cãi của nhiều chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi nói trên, những người khác lại nói rằng làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ nào cần được điều trị.
94. Do Nocardia
Nocardiosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Nocardia sống trong đất. Nếu hít phải, vi khuẩn có thể gây viêm phổi, dẫn đến nhiễm trùng máu và lan rộng nhiễm trùng đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này gọi là bệnh do Nocardia lan tỏa (disseminated nocardiosis)
95. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
96. Động kinh
Động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh) trong đó hoạt động của não bị thay đổi, gây ra co giật hoặc thời gian hành vi và cảm giác bất thường và đôi khi là mất ý thức trong thời gian ngắn.
97. Đái rắt
Ở hầu hết mọi người, bàng quang có thể dự trữ nước tiểu cho đến khi thuận tiện đi vệ sinh, thường là từ 4 đến 8 lần đi tiểu/ngày. Nếu như vượt qua con số này, thậm chí thức dậy ban đêm để đi vệ sinh, nguyên nhân có thể là do uống quá nhiều nước hoặc/và uống nước gần với thời gian đi ngủ hoặc đó có thể là dấu hiệu của bệnh. Tiểu nhiều như vậy, người ta gọi là đái rắt
98. Đổ mồ hôi trộm
Đồ mồ hôi trộm là những đợt ra mồ hôi vào ban đêm nhiều đến mức làm ướt áo quần và giường ngủ, thường khiến chúng ta nghĩ đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
99. Đau nửa đầu
Đau đầu Migraine vẫn thường được gọi là đau nửa đầu, là tình trạng đau đầu một bên một cách đột ngột và dữ dội, đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Đau nửa đầu bên trái và đau nửa đầu bên phải thường gặp với tần suất như nhau. Cơn đau đầu thường kéo dài từ khoảng vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày.
100. Đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.
101. Đau dây thần kinh chẩm
Đau thần kinh chẩm là tình trạng các dây thần kinh chẩm – là hai đôi dây thần kinh xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (C2,C3) bị viêm hoặc bị thương gây ra triệu chứng người bệnh cảm thấy đau ở phía sau đầu hoặc nền sọ.
102. Đau đầu
Đau đầu là triệu chứng thứ phát, đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra, nó xảy ra theo cơ chế kích thích (cơ học, hóa học,...) các cấu trúc cảm giác trong hoặc ngoài sọ.
103. Đa hồng cầu nguyên phát
Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác tính (myeloproliferative diseases- MPDs), là một nhóm bệnh ung thư máu mãn tính và có xu hướng trở nặng theo thời gian
104. Đa u tủy xương
Đa u tuỷ xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào ở tủy xương và một số cơ quan khác. Bệnh đa u tủy xương là bệnh lý tăng sinh tương bào dẫn đến: tăng các globulin miễn dịch trong máu, tạo thành nhiều ổ tiêu xương dẫn đến gãy xương bệnh lý, rối loạn chức năng nhiều cơ quan: suy thận, thiếu máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, tăng canxi máu, các triệu chứng thần kinh, nhiễm trùng bội nhiễm...
105. Đạm niệu (Protein niệu)
Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như nội tiết, bài tiết, tái hấp thụ. Ở người bình thường, thận thực hiện nhiệm vụ lọc, đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể qua màng lọc ở cầu thận nhưng không cho phép một lượng lớn protein đi qua màng lọc.
106. Đau thắt ngực (thắt tim)
Đau thắt tim là một cụm từ ít dùng, hầu như do người bệnh mô tả lại. Người bệnh có thể kể với bác sĩ các cảm giác như tim đau thắt lại hay khi có cơn đau thắt tim khó thở tăng lên. Trong chuyên ngành, cụm từ chuyên môn hay dùng và rất phổ biến đó là đau thắt ngực. Đau thắt ngực là triệu chứng quan trọng của bệnh tim thiếu máu cục bộ.
107. Đột quỵ não
Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não).
108. Đa ối
Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi, là môi trường lỏng giúp thai nhi phát triển trong suốt quá trình mang thai. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng như giúp bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi ở trong bụng mẹ, là môi trường vô khuẩn tránh được các nhiễm trùng đặc biệt ở phổi, dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ giữ cho thai nhi có thân nhiệt ổn định thích hợp.
109. Đau dây thần kinh sinh ba
Dây thần kinh sinh ba còn có tên gọi khác là dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sọ não V. Đây là dây thần kinh hỗn hợp, chi phối vận động các cơ nhai và cảm giác cho phần lớn vùng mặt, mỗi bên mặt có một sợi dây thần kinh sinh ba tương ứng. Dây thần kinh V xuất phát từ hộp sọ đến vùng mặt ngang mức trước tai, ở vị trí thái dương. Có tên gọi là dây thần kinh sinh ba vì chúng chia làm 3 nhánh:
120. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm mắt) là bệnh mà thủy tinh thể (thành phần quan trọng của mắt giúp ánh sáng có thể đi qua, các tia sáng có thể hội tụ tại võng mạc khiến chúng ta có thể nhìn được mọi vật xung quanh) của hầu hết những người trên 40 tuổi bị vẩn đục, làm cho ánh sáng rất khó đi qua dẫn đến tầm nhìn bị mờ đi.
121. Giời leo
Giời leo (hay còn gọi là bệnh zona) là một bệnh thường kèm theo những đau đớn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng có thể phòng được cả bệnh thủy đậu và bệnh giời leo.
122. Gout (gút)
Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
123. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong, làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
124. Ghẻ
Ghẻ (scabies, gale) là bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite), thường hay gặp vào mùa xuân – hè.
125. Giãn não thất
Giãn não thất hay còn gọi là não úng thủy, tràn dịch não là hậu quả của tình trạng mất cân xứng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy não. Sự sản xuất ra dịch não tủy tùy thuộc phần lớn vào sự chuyển vận tích cực các ion, nhất là natri đi qua màng biểu mô đặc biệt của đám rối màng mạch để đổ vào các khoang não thất. Dịch này lưu thông từ não thất nọ sang não thất kia (qua ống hay các lỗ thông) rồi được hấp thu trở lại vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch thông qua các khoang dưới màng nhện bao phủ lên các bán cầu não.
126. Giun kim
Giun kim, tên khoa học Enterobius vermicularis, là một loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của người. Nhiễm giun kim là một trong những bệnh ký sinh trùng ở người khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác, nên việc phòng ngừa không hề đơn giản.
127. Giãn tĩnh mạch chân
Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới ngày nay được xem như là bệnh lý thời đại bên cạnh bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường khi tần suất mắc bệnh tăng nhanh trong dân số, đặc biệt tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Đây là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
128. Gan nhiễm mỡ
Gan được ví như nhà máy tổng hợp nên các chất cần thiết cho cơ thể: dự trữ đường, tổng hợp lipid, protein, các yếu tố đông máu... Tổn thương gan do bất kì nguyên nhân gì đều có thể dẫn đến tình trạng viêm rồi sau đó xơ hóa gan. Khi xơ gan, cơ thể sẽ suy kiệt vì thiếu dưỡng chất, rối loạn đông máu, cổ trướng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản...lúc này các biện pháp điều trị thường ít kết quả. Một trong những nguyên nhân gây tổn thương gan thường gặp hiện nay là gan nhiễm mỡ.
129. Gai cột sống
Gai cột sống là loại bệnh thoái hóa cột sống mà trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống gọi là gai xương
130. Gãy xương
Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương và làm gián đoạn về truyền lực qua xương. Nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.
131. Giãn phế quản
Giãn phế quản là một bệnh lý trong đó phế quản bị giãn rộng, mất sự đàn hồi và có nhiều vết sẹo sau những lần bị tổn thương. Giãn phế quản thường là kết quả của:
132. Giun móc
Nhiễm giun móc hay còn gọi giun mỏ, là khi có giun móc( giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh
133. Gai đen
Chứng gai đen là một rối loạn gây những thay đổi bất thường về sắc tố da, tạo nên những vệt màu nâu nhạt đến đen xuất hiện trên cơ thể ở những vị trí nếp gấp điển hình như cổ, nách, háng và chân ngực.
134. Giun tóc
Bệnh giun tóc là một bệnh nhiễm giun ở đường ruột rất phổ biến, Đây là một loại nhiễm trùng giun phổ biến thứ 3 thế giới, ước tính có khoảng 604–795 triệu người bị nhiễm.
135. Giãn tĩnh mạch thực quản
Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, thường xảy ra ở những người có bệnh gan nghiêm trọng. Giãn tĩnh mạch thực quản sẽ phát triển khi lưu lượng máu bình thường đến gan bị chặn bởi một cục máu đông hoặc sẹo trong gan.
136. Giãn ống dẫn sữa
Giãn ống dẫn sữa ( tên khoa học là Mammary duct ectasia) là một bệnh liên quan đến tuyến sữa chính của tuyến vú. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ trung niên, tuổi từ 40 đến 50, những người đẻ nhiều con và cho con bú nhiều năm.
137. Giun chỉ
Giun chỉ bạch huyết là bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi các loài giun chỉ Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori. Bệnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam gặp 2 loại là Brugia malayi và Wuchereria bancrofti, trong đó Brugia malayi chiếm đa số (> 90%).
138. Gù cột sống
Bệnh gù cột sống là hiện tượng bị biến dạng gù cột sống do ít nhất 3 đốt sống liên tiếp có góc gù thân đốt ≥ 5 độ gây nên. Bệnh gù cột sống thường tiến triển nhanh ở tuổi dậy thì, gây ra tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm cho người bệnh.
139. Giãn mao mạch xuất huyết di truyền
Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là bệnh di truyền liên quan đến mạch máu gây chảy máu nhiều, nhất là giãn mao mạch trên diện rộng. Bệnh thường khiến bệnh nhân bị chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu và có thể tăng khả năng đột quỵ.
140. Gãy xương mác
Xương mác là một xương dài, nhỏ nhưng chắc chắn ở vùng cẳng chân, nằm phía ngoài và song song với xương chày. Đầu trên xương mác không khớp với đầu dưới xương đùi mà chỉ dính vào đầu trên xương chày. Thân xương mác có hình lăng trụ, bờ trong sắc nhọn là nơi bám của màng liên cốt. Xương mác cùng với xương chày giúp hỗ trợ cẳng chân, ổn định mắt cá chân và khớp gối.
141. Hạ canxi máu
Hạ canxi máu, hay còn gọi là hạ canxi đường huyết là tình trạng nồng độ canxi máu có giá trị thấp hơn giới hạn bình thường. Nói một cách chính xác, hạ canxi máu được định nghĩa khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần thấp hơn 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l) với điều kiện protein huyết tương bình thường, hay nồng độ canxi ion hóa dưới 4.7 mg/dl (1.17mmol/l).
142. HIV
HIV là viết tắt của từ human immunodeficiency virus chính là virus gây suy giảm miễn dịch ở người
HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, bệnh liệt kháng) là một bệnh gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người
143. Hội chứng đau thắt lưng (đau lưng vùng thấp)
Đau lưng vùng thấp (Low back pain) hay còn gọi là đau cột sống thắt lưng là hội chứng thường gặp có biểu hiện đau khu trú ở vùng lưng từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông ở một hoặc cả hai bên của cơ thể. Tại cộng đồng, với 65-80% những người lớn đều có đau cột sống thắt lưng cấp tính một vài lần trong trong cuộc đời và 10% trong số này có thể sẽ chuyển thành đau cột sống thắt lưng mạn tính.
144. Hạ kali máu
Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng trong đó nồng độ kali trong máu thấp hơn so với mức bình thường. Thông thường, nồng độ kali trong máu là 3,6-5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Mức kali máu rất thấp (dưới 2,5 mmol/l) có thể đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.
145. Hội chứng Stevens-johnson
Đây là một dạng phản ứng dị ứng, thường là dị ứng với thuốc. Bệnh tuy ít gặp nhưng rất nặng, gây nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Tần suất bệnh trong dân số chỉ 2/1.000.000 người, nhưng tỉ lệ tử vong lên tới 5-30%.
146. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome-IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột. Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính.
147. Hen phế quản
Hen phế quản là bệnh gì? Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
148. Hồng cầu lưỡi liềm
Thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm (tên tiếng Anh Sickle cell anemia) là một dạng thiếu máu di truyền do không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đầy đủ oxy trong cơ thể người bệnh.
149. Hội chứng siêu nữ (hội chứng 3X)
Hội chứng siêu nữ (tên tiếng Anh là Triple X syndrome), còn được gọi là Hội chứng 3X hoặc 47, XXX, là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 1.000 phụ nữ. Nữ giới bình thường có hai nhiễm sắc thể X trong tất cả các tế bào - một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể X từ bố. Trong hội chứng 3X, nữ giới sinh ra có có ba nhiễm sắc thể X.
150. Hở hàm ếch
Dị tật sứt môi và hở hàm ếch là tình trạng các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi. Đây là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Hở hàm ếch là có khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. Các đường tách khác có thể hình thành trong vòm miệng.
151. Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormone glucocorticoid không kìm hãm được. Có thể có triệu chứng đau đầu, bán manh, nhìn mờ khi khối u to gây nên chèn ép giao thoa thị giác. Đây là bệnh lý nội tiết khá thường gặp trong lâm sàng. Thường gặp ở nữ tuổi 25-40. Ở trẻ em thường gọi là bệnh rối loạn sinh dục thượng thận.
152. Hội chứng thận hư ở người lớn
Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên, đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể đái ra mỡ.
153. Hội chứng Patau
Hội chứng Patau là một dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Bình thường mỗi người có 23 cặp nhiễm sắc thể trong bộ máy di truyền. Ở những trẻ không may bị hội chứng Patau, cặp nhiễm sắc thể thứ 13 sẽ có thêm 1 nhiễm sắc thể thứ 3, tạo nên một bộ ba nhiễm sắc thể, gọi là trisomy 13. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sẩy thai và thai chết lưu trong tử cung. Các phôi thai mắc phải hội chứng này sẽ phát triển chậm trong tử cung kèm theo nhiều bất thường khác. Một số bào thai mắc phải hội chứng Patau vẫn có thể được sinh ra nhưng với những khuyết tật nghiêm trọng về tim mạch và thần kinh mà trẻ mắc phải làm trẻ hiếm có cơ hội sống sót sau sinh.
154. Hôi miệng
Hôi miệng là một chứng bệnh gây nên mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra ngoài. Đây là một chứng bệnh không hề hiếm gặp, chiếm 40 % dân số. Bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Người mắc phải chứng bệnh này thường mất tự tin và bối rối khi giao tiếp.
155. Hôn mê
Hôn mê là một trạng thái bất tỉnh kéo dài, là một phản ứng tương đối đồng nhất của não bộ đối với các kích thích nội sinh hoặc ngoại sinh khác nhau như: thiếu oxy, thay đổi độ pH, hạ đường huyết, rối loạn nước - điện giải cũng như đối với các chất độc nội sinh và ngoại sinh.
156. Hội chứng Klinefelter
Hội chứng Klinefelter là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển khác nhau như thể chất, ngôn ngữ và xã hội. Các đặc điểm giới tính bình thường ở nam giới trong giai đoạn dậy thì sẽ không phát triển, ví dụ như sự tăng trưởng của tinh hoàn hay sản xuất hormone sinh dục testosterone thấp hơn bình thường.
157. Hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud là tình trạng bệnh lý co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào. Ngón tay, ngón chân, tai, núm vú và chóp mũi là những vùng bị ảnh hưởng phổ biến nhất trong bệnh Raynaud với các biểu hiện lâm sàng như: thay đổi màu sắc da từ hồng hào sang trắng hoặc tím xanh, dị cảm, tê rần da, thay đổi cảm giác,… biến chứng hoại tử có thể xuất hiện nếu tình trạng co thắt mạch diễn ra trong thời gian dài.
158. Hodgkin
Bệnh Hodgkin hay còn gọi là bệnh ung thư Hodgkin là một dạng u lympho ác tính - một loại ung thư của hệ bạch huyết. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở những người từ 20 đến 40 tuổi và những người trên 55 tuổi.
159. Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là gì? Hẹp bao quy đầu (phimosis) chỉ tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu, không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được.
160. Hen suyễn
Hen suyễn là tên gọi dân gian của hen phế quản. Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra do cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên, liên quan đến các yếu tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài.
161. Hồng ban nút
Hồng ban nút (tên tiếng Anh là Erythema nodosum) là tình trạng viêm của các tế bào mỡ dưới da (panniculitis) biểu hiện dưới dạng sẩn hoặc u cục nhỏ màu đỏ, thường gặp nhất ở hai cẳng chân. Cơ chế bệnh sinh chưa biết rõ, thường xảy ra ở người mang gen HLA B8 (80%) và 6% có tính chất gia đình. Đây được coi là sự đáp ứng miễn dịch với các nguyên nhân khác nhau (tình trạng nhiễm khuẩn, sử dụng một số thuốc) hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh hệ thống, đôi khi có thể không rõ nguyên nhân. Ở Việt nam, nguyên nhân thường gặp nhất là lao và nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết và điều trị nguyên nhân khiến bệnh khỏi hoàn toàn. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ 3-7 nữ/1 nam, ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 20 đến 40.
162. Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) gây chèn ép lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở đối tượng là những người > 50 tuổi, ít có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Bệnh ít khi gặp ở người trẻ, thường có nguyên nhân là do di truyền hoặc là di chứng sau chấn thương vùng cột sống
163. Hẹp động mạch cảnh
Hẹp động mạch cảnh xảy ra khi mảng xơ vữa (hình thành từ cholesterol, calcium, và mô xơ) phát triển dày lên từ thành mạch, làm giảm lưu lượng dòng máu tới não. Mảng xơ vữa có thể gây huyết khối, tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển làm tắc mạch máu não. Vì vậy, bệnh hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân gây nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua.
164. Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP là một rối loạn có khả năng đe dọa đến tính mạng có liên quan đến tiền sản giật, xảy ra ở 5-8% phụ nữ mang thai, thường gặp nhất sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật cũng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc hiếm khi xảy ra sau sinh.
165. Hẹp van hai lá
Quả tim được ví như một cái bơm tống máu đi nuôi cơ thể. Cấu tạo của tim gồm có hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Nhĩ phải được ngăn cách với thất phải bởi van ba lá, nhĩ trái ngăn cách với thất trái bởi van hai lá. Trong một chu chuyển tim, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất qua van hai lá và van ba lá. Sau đó máu sẽ được tâm thất co bóp tống ra động mạch chủ và động mạch phổi. Bệnh lí van tim sẽ làm quá trình tống máu thay đổi, lâu dần sẽ gây suy tim
166. Hội chứng urê huyết tán huyết
Hội chứng urê huyết tán huyết (Hemolytic uremic syndrome- HUS) là một bệnh đặc trưng bởi tan máu, giảm tiểu cầu và chấn thương thận cấp tính. Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một tình trạng có thể xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương và viêm có thể hình thành cục máu đông. Các cục máu đông làm tắc nghẽn hệ thống lọc trong thận và dẫn đến suy thận, có thể đe dọa tính mạng. Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng tan máu ure huyết nhưng nó phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp là do nhiễm Escherichia coli sản sinh độc tố Shiga(STEC).
167. Hội chứng mallory weiss
Hội chứng Mallory là viết tắt của hội chứng Mallory weiss (vết rách ở dạ dày thực quản) là vết rách ở lớp niêm mạc của thực quản, thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Hội chứng Mallory là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên một số trường hợp có thể để lại các biến chứng như chảy máu nghiêm trọng không cầm hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
168. Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Cân bằng nhiệt bị ảnh hưởng bởi độ ẩm tương đối, lưu lượng không khí, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lạnh/mát, gần các vật thể mát và nhiệt độ không khí xung quanh. Trẻ sơ sinh dễ bị mất nhiệt nhanh và do đó bị hạ thân nhiệt do tỷ lệ diện tích bề mặt cao so với thể tích, thậm chí còn cao hơn ở trẻ sơ sinh nhẹ cân.
169. Hội chứng XYY
Hội chứng XYY hay còn gọi là hội chứng siêu nam, ảnh hưởng đến nam giới. Ở người bình thường, nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, nhưng khi mắc hội chứng XYY thì người này có thêm một nhiễm sắc thể Y phụ.
170. Hội chứng Lyell
Hội chứng Lyell là gì? Hội chứng Lyell còn được gọi là hội chứng hoại tử thượng bì do nhiễm độc. Đây là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng da, niêm mạc và nội tạng, khởi phát là các mảng ban đỏ toàn thân thâm nhiễm khởi phát là các mảng ban đỏ toàn thân thâm nhiễm tiến triển nặng dần. Sau đó, trên vùng da tổn thương xuất hiện các bọng nước to dẫn đến hoại tử từng mảng lớn biểu bì như bị bỏng nhiệt độ cao.
171. Hẹp thực quản
Thực quản là một bộ phận cấu thành của hệ thống ống tiêu hóa ở người, là phần ống dẫn thức ăn từ sau khoang miệng (vùng hầu họng) đến dạ dày, có chức năng vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày. Hẹp thực quản là tình trạng 1 đoạn nào đó của thực quản bị tổn thương gây chít hẹp lòng thực quản, dẫn tới cản trở sự lưu thông, vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Hậu quả là bệnh nhân bị khó nuốt dẫn tới ăn uống kém, thậm chí suy kiệt do không ăn uống được gì.
172. Hoảng sợ khi ngủ (Hoảng sợ ban đêm)
Hoảng sợ khi ngủ (tên tiếng Anh là Sleep terrors) hay còn gọi là hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là những cơn gào thét, sợ hãi dữ dội và bay bổng khi người bệnh vẫn đang ngủ. Còn được gọi là hoảng sợ ban đêm, khủng bố giấc ngủ thường được kết hợp với mộng du. Giống như mộng du, giấc ngủ kinh hoàng được xem như là bệnh ký sinh trùng - một sự cố không mong muốn trong khi ngủ. Mỗi lần hoảng sợ khi ngủ thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí là có thể kéo dài hơn.
173. Hẹp niệu đạo
Niệu đạo là một phần quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhận nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể ở cả 2 giới. Riêng với nam giới, niệu đạo có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường sinh dục.
Niệu đạo giống như một "vòi nước". Khi một đoạn nào đó của ống bị hẹp, dù ngắn hay dài, dòng chảy sẽ bị giảm đáng kể. Niệu đạo hẹp nhiều làm giảm lưu lượng dòng nước tiểu, bệnh nhân sẽ đi tiểu thường xuyên, tiểu khó, dòng tiểu nhỏ.
174. Hội chứng Marfan
Hội chứng Marfan ở người có chân tay dài ngón tay dài là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết (là các sợi hỗ trợ, kết nối cơ quan và các cấu trúc khác trong cơ thể). Vì mô liên kết có ở khắp cơ thể nên hội chứng Marfan ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng nhiều cơ quan. Tuy nhiên hội chứng này thường ảnh hưởng nhiều nhất đến tim, mắt, mạch máu và xương.
175. Hẹp niệu quản
Hẹp niệu quản là tắc nghẽn ở một hoặc cả hai ống niệu quản dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Niệu quản là bộ phận dạng ống nhỏ và có chiều dài từ 25 – 30 cm. Đặc điểm cấu trúc giải phẫu của niệu quản có ba vị trí hẹp sinh lý: chỗ nối bể thận với niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn niệu quản đổ vào bàng quang, cuối cùng là vị trí lỗ niệu quản.
176. Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger Ellison là thuật ngữ nhằm chỉ tình trạng bệnh lý khi xuất hiện một hay nhiều khối u gastrin ở hệ tiêu hóa. Hơn 80% các trường hợp u gastrin xuất phát từ tụy và tá tràng, còn vị trí khác có thể gặp hạch bạch huyết quanh tụy, nang lympho ở ruột, gan, túi mật,… Sở dĩ được gọi là u gastrin là vì chúng có khả năng tiết ra nhiều gastrin, hóc môn kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị, từ đó gây nên biến chứng loét dạ dày tá tràng.
177. Hở eo tử cung
Hở eo cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung xóa mở nút nhầy sớm hơn so với ngày dự kiến sinh dẫn đến quá trình chuyển dạ sớm.
178. Hội chứng seckel (người tí hon)
Hội chứng Seckel (tên gọi khác: hội chứng người tí hon) là một dạng rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự tăng trưởng và phát triển chậm; đầu rất nhỏ (chứng đầu nhỏ); khuyết tật trí tuệ; khuôn mặt có những nét đặc trưng như mắt to, mũi khoằm như mỏ chim, khuôn mặt hẹp và hàm dưới trễ xuống.
179. Hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette (còn được gọi là hội chứng Gilles de la Tourette) là một bệnh lý hệ thần kinh khiến bệnh nhân bị co giật. Bệnh thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành.
180. Hội chứng truyền máu song thai
Hội chứng truyền máu song thai hay còn gọi là Twin-twin transfusion syndrome -TTTS xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng chia sẻ một bánh nhau, là một rối loạn nghiêm trọng.
181. Hẹp hậu môn ở trẻ em
Hẹp hậu môn là tình trạng bệnh lý mà trong đó đại tràng hoặc một phần của ruột già của trẻ đã không được hình thành đúng cách, bị tắc hoặc rất hẹp. Một số trẻ thậm chí không có lỗ hậu môn.
182. Hẹp động mạch phổi
Hẹp động mạch phổi là một khuyết tật tim bẩm sinh, thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi sinh. Trong bệnh hẹp động mạch phổi, van tim cho phép máu ra khỏi tim đến phổi của trẻ (van động mạch phổi) có cấu tạo không bình thường.
183. Hội chứng DiGeorge
Hội chứng DiGeorge, được biết đến chính xác hơn bởi một thuật ngữ rộng hơn - hội chứng xóa 22q11.2 hay còn gọi là đột biến gen nhiễm sắc thể số 22; là một rối loạn gây ra khi một phần nhỏ của nhiễm sắc thể 22 bị mất. Việc xóa này dẫn đến sự phát triển kém của một số hệ thống cơ thể.
184. Hội chứng Reye
Hội chứng Reye là bệnh lý não - gan, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em sau khi hồi phục từ căn bệnh nhiễm virus cấp tính như bệnh cúm và thủy đậu, hội chứng này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.
185. Hội chứng QT kéo dài
Hội chứng QT kéo dài là một trong những bệnh lý về tim khi hệ thống điện tim trở nên bất thường. Trong trường hợp này, cơ tim cần nhiều thời gian hơn bình thường để nạp điện giữa các nhịp đập làm xáo trộn điện ở tim và thường có thể nhìn thấy trên điện tâm đồ (ECG) qua khoảng thời gian kéo dài giữa sóng Q và T.
186. Hội chứng đau nhức vùng sọ mặt
Hội chứng đau nhức sọ mặt bao gồm các bệnh lý gây ra đau nhức vùng sọ, đáy sọ và vùng mặt. Đau nhức vùng sọ mặt do nhiều nguyên nhân gây nên có liên quan đến các dây thần kinh vùng sọ mặt như dây thần kinh V, IX, X. Trong đó dây thần kinh V chi phối cảm giác các xoang mặt, vùng mặt, da đầu, đáy sọ. Dây IX, X chi phối cho vùng họng và tai. Đau dây thần kinh V thường gặp hơn dây IX, X.
187. Hẹp động mạch thận
Hẹp động mạch thận (tên tiếng Anh là Renal artery stenosis) là sự thu hẹp của một hoặc nhiều động mạch mang máu đến thận (hay còn gọi là động mạch thận) dẫn đến ngăn chặn lượng máu giàu oxy bình thường đến thận. Thận cần lưu lượng máu đầy đủ để giúp lọc chất thải và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Lưu lượng máu giảm có thể làm tăng huyết áp trong toàn bộ cơ thể (huyết áp hệ thống hoặc tăng huyết áp) và làm tổn thương mô thận.
188. Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến lệ, tuyến nước bọt. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khô niêm mạc, phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt.
189. Hội chứng gan thận
Hội chứng gan thận (Hepatorenal syndrome- HRS) là tình trạng suy chức năng thận xảy ra ở những bệnh nhân có bệnh gan mạn tính, suy gan tiến triển và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của xơ gan và có thể đe dọa tới tính mạng
190. Hồng ban đa dạng
Hồng ban đa dạng là tình trạng bệnh lý về da với các biểu hiện cấp tính trên da như các thương tổn dát đỏ, sẩn phù, mụn nước, bọng nước xen kẽ với các thương tổn hình bia bắn.
191. Hội chứng Prader-Willi
Hội chứng Prader willi hay hội chứng mất đoạn 15q11 tình trạng rối loạn hiếm gặp xuất hiện khi sinh ra, có nguyên nhân do mất chức năng 1 gen trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 15.
192. Hội chứng Sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ)
Hội chứng Sudeck (Sudeck Syndrome) còn được gọi bằng nhiều tên khác như “hội chứng loạn dưỡng giao cảm phản xạ”, “hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ”, “hội chứng vai tay” hay “hội chứng teo Sudeck”.
193. Hạ cam
Đây là một bệnh lý nhiễm trùng lây lan qua đường sinh dục, có tính chất tương tự như bệnh herpes sinh dục và giang mai. Bệnh hạ cam yếu tố nguy cơ của lây nhiễm HIV.
194. Hội chứng đuôi ngựa
Hội chứng đuôi ngựa là một rối loạn hiếm hoi thường là một vấn đề cần phẫu thuật khẩn cấp. Hội chứng đuôi ngựa gây ra do một sự chèn ép vào rễ các dây thần kinh cột sống. Việc xử lý nhanh là cần thiết để ngăn chặn tổn thương lâu dài dẫn đến mất kiểm soát tiểu tiện và tê liệt chân vĩnh viễn.
195. Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome - RLS) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co kéo, tê dần dần, hoặc có cảm giác khó chịu ở chân làm không thể kiểm soát được làm cho bệnh nhân khó chịu, buộc phải di chuyển chân liên tục. Bởi vì nó thường can thiệp vào giấc ngủ, nó cũng được coi là rối loạn giấc ngủ.
196. Hay quên
Hay quên là một tên gọi khác của bệnh đãng trí, là một phần bình thường của sự lão hóa chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Hay quên là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất trong các bệnh thoái hóa thần kinh. Bệnh thường diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác. Đây cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer hoặc các bệnh lý khác.
197. Hội chứng Fanconi
Hội chứng Fanconi là một bệnh lý về rối loạn hiếm gặp của chức năng ống thận làm cho chức năng thận bị suy yếu, làm dư thừa các chất như glucose, amino acid, phosphate, acid uric, Kali... được bài tiết trong nước tiểu. Bệnh làm cho cơ thể chậm phát triển, tổn thương xương, thận gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
198. Hạ huyết áp tư thế đứng
Hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế xảy ra khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Bình thường tư thế đứng làm tăng nhẹ huyết áp tâm trương và giảm nhẹ huyết áp tâm thu so với tư thế nằm. Hạ huyết áp tư thế được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu giảm trên 20mmHg và huyết áp tâm trương giảm trên 10mmHg khi thay đổi từ nằm sang đứng trong vòng 3 phút.
199. Hội chứng antiphospholipid
Hội chứng antiphospholipid hay hội chứng kháng phospholipid (APS hoặc APLS), đây là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các tự kháng thể kháng phospholipid trong máu, từ đó tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch.
200. Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân là các dấu hiệu lâm sàng tạo ra do kích hoạt toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nói cách khác, nó là một phản ứng viêm thông thường.
201. Hội chứng Horner
Hội chứng Horner là gì? Hội chứng Horner là sự kết hợp của các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi sự gián đoạn trên đường đi của các dây thần kinh từ não đến mặt và mắt ở một bên của cơ thể. Thông thường, hội chứng Horner dẫn đến liệt giao cảm mắt gây giảm kích thước đồng tử, sụp mí và giảm tiết mồ hôi ở bên bị ảnh hưởng trên khuôn mặt của bạn.
202. Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng phospholipid (Antiphospholipid syndrome) xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo nhầm các kháng thể khiến máu có nhiều khả năng đông máu. Điều này có thể gây ra cục máu đông nguy hiểm trong động mạch hoặc tĩnh mạch ở chân, thận, phổi và não.
203. Hội chứng Sheehan
Hội chứng Sheehan hay suy tuyến yên sau sinh là một rối loạn hiếm gặp, xảy ra do thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ sau sinh dẫn đến hoại tử tuyến yên. Hội chứng này được đặt tên theo người đầu tiên mô tả nó là bác sĩ người Pháp H.L Sheehan vào năm 1937.
204. Hội chứng sốc nhiễm độc
Hội chứng sốc nhiễm độc (toxic shock syndrome- TSS) là một tình trạng nhiễm khuẩn hiếm gặp, các triệu chứng rất đột ngột, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh gây ra bởi sự giải phóng độc tố từ sự phát triển quá mức của vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) hoặc các vi khuẩn Streptococcus nhóm A.
205. Hội chứng Asperger
Khi gặp một người mắc hội chứng Asperger, người đối diện có thể nhận thấy hai điều ngay lập tức: (1) người bệnh cũng thông minh như những người khác, nhưng lại gặp nhiều khó khăn hơn với các kỹ năng xã hội. (2) người bệnh cũng có xu hướng ám ảnh chỉ tập trung vào một chủ đề hoặc chỉ thực hiện các hành vi giống nhau lặp lại rất nhiều lần.
206. Hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van mở ra không hết, cản trở máu được tống ra đại tuần hoàn gây nên giảm cung lượng tim, giảm tưới máu các cơ quan.
207. Hội chứng tiết hormon kháng bài niệu (ADH) không phù hợp
Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp (tên tiếng Anh là Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone - viết tắt SIADH) là hội chứng ảnh hưởng tới việc cân bằng nước và chất khoáng trong cơ thể người, đặc biệt là natri. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ natri máu do tăng tiết ADH không thích hợp.
208. Hội chứng Behcet
Bệnh Behcet (Tên tiếng Anh là Behcet’s disease), còn được gọi là hội chứng Behcet (tiếng Anh là Behcet’s syndrome), là một rối loạn hiếm gặp gây viêm mạch máu toàn thân.
209. Hội chứng Fragile X
Hội chứng Fragile X hay còn có tên gọi khác là hội chứng gãy nhiễm sắc thể X, hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy - là một bệnh rối loạn di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm thần và suy giảm nhận thức. Bệnh gây nên các khuyết tật về phát triển và trí tuệ ở người bệnh.
210. Hẹp eo động mạch chủ
Hẹp eo động mạch chủ là bệnh lí khá thường gặp trong nhóm bệnh lí tim bẩm sinh. Hẹp eo động mạch chủ thường có kèm theo các dị tật bẩm sinh khác. Tỉ lệ gặp hẹp eo động mạch chủ cao trong các hội chứng Turner, hội chứng Noonan. Cần phải phát hiện sớm bệnh lí này ngay từ độ tuổi sơ sinh vì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ở người trưởng thành có thể có các biến chứng như lóc tách động mạch chủ, tăng huyết áp, xuất huyết não do vỡ mạch não.
211. Hội chứng thiên thần
Hội chứng thiên thần (tên tiếng Anh là Angelman syndrome) là một rối loạn di truyền liên quan đến bất thường trong cấu trúc của nhiễm sắc thể số 15, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra khiếm khuyết nghiêm trọng về thể chất và trí tuệ của trẻ.
212. Hội chứng Wiskott-Aldrich
Hội chứng Wiskott-Aldrich (WAS) là một chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp có thể gây tử vong ở người. Đặc trưng của người mắc hội chứng này biểu hiện bằng tình trạng suy giảm chức năng các tế bào lympho T và B trong khi số lượng của quần thể tế bào này vẫn ở mức bình thường.
213. Hội chứng Gilbert
Hội chứng Gilbert là một bệnh gan di truyền, trong đó gan không thể xử lý hoàn toàn một hợp chất có tên là bilirubin.
Gan phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ thành các hợp chất khác nhau bao gồm cả bilirubin và sau đó, chất này được thải trong phân và nước tiểu. Nếu mắc hội chứng Gilbert, thì bilirubin sẽ tích tụ trong dòng máu của người bệnh, gây ra một tình trạng gọi là tăng bilirubin máu. Nó đơn giản có nghĩa là người bệnh có lượng bilirubin cao trong cơ thể. Trong nhiều trường hợp, nồng độ bilirubin cao là dấu hiệu cho thấy có vấn đề gì đó xảy ra về chức năng của gan, tuy nhiên, trong hội chứng Gilbert, gan của người bệnh bình thường.
214. Hội chứng Eisenmenger
Hội chứng Eisenmenger là một tình trạng bệnh lý nặng nề của hệ tim mạch, thường gặp trong các bệnh tim bẩm sinh và không quá phổ biến trên lâm sàng. Hội chứng Eisenmenger được đặt theo tên của bác sĩ Eisenmenger, người đầu tiên mô tả về hội chứng này vào năm 1897. Đó là một trường hợp bệnh nhân nam giới tử vong trong bối cảnh giảm khả năng gắng sức, ho ra máu và suy tim cấp. Kết quả giải phẫu tử thi phát hiện một lỗ thông liên thất lớn, kèm động mạch chủ cưỡi ngựa.
215. Hội chứng Carcinoid
Hội chứng carcinoid (Tên tiếng Anh là Carcinoid syndrome) xảy ra khi một khối u ung thư hiếm gặp gọi là khối u carcinoid tiết ra một số hóa chất vào máu đi vào máu và gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng. Các khối u carcinoid xảy ra phổ biến nhất ở đường tiêu hóa hoặc phổi.
216. Hở van động mạch chủ
Quả tim được ví như một cái bơm tống máu đi nuôi cơ thể. Cấu tạo của tim gồm có hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Nhĩ phải được ngăn cách với thất phải bởi van ba lá, nhĩ trái ngăn cách với thất trái bởi van hai lá. Trong một chu chuyển tim, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất rồi được tống ra động mạch chủ qua van động mạch chủ và động mạch phổi qua van động mạch phổi. Bệnh lí van tim về lâu dài sẽ gây thay đổi huyết động và dẫn tới suy tim. Bài này sẽ đề cập tới bệnh lí hở van động mạch chủ.
Bình thường sau khi dòng máu được bơm ra động mạch chủ, van động mạch chủ sẽ đóng lại để ngăn không cho máu chảy ngược về buồng tim. Hở van động mạch chủ là tình trạng van đóng không kín làm máu dội ngược về thất trái, hậu quả làm giảm cung lượng tim và quá tải thể tích thất trái. Hở van động mạch chủ gồm hai loại hở chủ cấp và hở chủ mạn tính.
217. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (tên tiếng anh là PMS - Premenstrual Syndrome) là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.
218. Hội chứng West
Hội chứng west là một thể đặc biệt của bệnh động kinh thể thứ phát xảy ra ở trẻ nhỏ, còn có tên gọi khác là hội chứng co thắt ở trẻ sơ sinh, chiếm 9% trong bệnh động kinh ở trẻ em. Bác sĩ người Anh William James West (1793-1848) là người đầu tiên mô tả bệnh vào năm 1841 nên tên của ông được lấy đặt tên cho tên của bệnh.
219. Hoại tử vô mạch
220. Hội chứng Alport
221. Hội chứng Budd-Chiari
222. Hội chứng Bartter
223. Huyết khối (cục máu đông)
224. Hội chứng ống cổ chân
225. Hẹp thanh quản
226. Hội chứng ngủ rũ
227. Hội chứng Evans
228. Hội chứng ruột kích thích
229. Hội chứng Noonan
230. Hội chứng đầu cổ
231. Hội chứng Goodpasture
232. Hội chứng Volkmann
233. Ho gà
234. Hẹp đường mật bẩm sinh
235. Hội chứng sau bại liệt
236. Hội chứng nghiện giật tóc
237. Hội chứng ehlers-danlos
238. Hội chứng mệt mỏi
239. Hội chứng Crouzon
240. Hội chứng Rett
241. Hội chứng Mittelschmerz
242. Hội chứng Dumping
243. Hội chứng Dressler
244. Hội chứng Beckwith-Wiedemann
245. Hạch nền
246. Hoại tử chỏm xương đùi
247. Hội chứng Felty
248. Hội chứng Apallic
249. Hạ đường huyết
250. Hội chứng Peutz-Jeghers
251. Hội chứng Catatonia
252. Hôi nách
253. Huyết khối tĩnh mạch sâu
254. Hội chứng móng và xương bánh chè
255. Hội chứng Albright
256. Hội chứng quai mù
257. Hội chứng Smith Lemli Opitz
258. Hội chứng hông vũ công
259. Hội chứng Ganser
260. Jet lag
261. Khô mắt
262. Không dung nạp Lactose
263. Khí phế thũng
264. Kawasaki (viêm mạch máu)
265. Khoèo chân bẩm sinh
266. Lồng ruột
267. Lao hạch
268. Liệt dương
269. Loãng xương
270. Lạc nội mạc tử cung
271. Lao màng phổi
272. Lyme
273. Lưỡi bản đồ
274. Lỵ amip cấp
275. Lao phổi
276. Lao cột sống
277. Leukemia cấp
278. Loạn thị
279. Lao ruột
280. Liệt nửa người
281. Lupus ban đỏ
282. Lao màng bụng
283. Liệt mặt
284. Lichen nitidus
285. Liệt dây thần kinh số 6
286. Lác mắt
287. Loét thực quản
288. Lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)
289. Loét hành tá tràng
290. Liệt ruột
291. Lao vú
292. Lỗ tiểu đóng thấp
293. Lao kê
294. Loạn sản sụn xương
295. Liệt cơ mở thanh quản
296. Lao da và mô dưới da
297. Leukemia kinh dòng bạch cầu hạt (CML)
298. Lao thanh quản
299. Lichen xơ hóa
230. Lóc tách động mạch chủ
231. Lùn
232. Liệt tứ chi
233. Lao hệ tiết niệu sinh dục
234. Loét giác mạc
235. Loét dạ dày tá tràng
236. Lao ở mắt
237. Lệch khớp cắn
238. Lỵ amíp đường ruột mạn tính
239. Lậu
240. Loạn sản cổ tử cung
241. Loạn dưỡng mỡ
242. Lao cơ xương
243. Lao ruột, phúc mạc và mạc treo các tuyến (lao bụng)
244. Legionnaire
245. Lao hệ thần kinh
246. Lỵ do Balantidium
247. Máu khó đông
248. Mục cóc
249. Mất trí nhớ
250. Mù màu
251. Mù mắt
252. Mất khứu giác
253. Mụn rộp (herpes) sinh dục
254. Meniere (rối loạn thính lực)
255. Mất ngủ mãn tính
256. Mụn rộp lành tính
257. Mãn dục nam
258. Mất thính lực (điếc tai)
259. Mãn kinh sớm
260. Mộng thịt
261. Móng quặp (móng mọc ngược)
262. Moyamonya
263. Mòn răng
264. Mạch vành
265. Mất ngủ
266. Nhiệt miệng (loét miệng)
267. Nhiễm vi khuẩn HP
268. Não úng thủy
269. Nấm da (hắc lào)
270. Nang thận
271. Nghiện ma túy
272. Nứt kẽ hậu môn
273. Nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men)
274. Ngộ độc thực phẩm
275. Nha chu
276. Nám da
277. Nhịp tim chậm
278. Nhiễm trùng do tụ cầu vàng
279. Ngủ ngáy
280. Nang tuyến Bartholin (viêm tuyến Bartholin)
281. Nhược cơ
282. Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)
283. Nấm móng
284. Nang nước thừng tinh ở trẻ em
285. Não gan (hôn mê gan)
286. Nhiễm độc thai nghén
287. Nhồi máu não
288. Nhược thị
289. Nghiện game
290. Nhiễm trùng ối
291. Nhiễm trùng huyết do liên cầu
292. Nhau bong non
293. Nấm da đùi
294. Nhau tiền đạo
295. Niệu quản giãn
296. Nói lắp
297. Nang tụy
298. Nhiễm khuẩn hậu sản
299. Nhiễm lậu cầu
300. Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira
301. Nấm thanh quản
302. Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu
303. Nhau cài răng lược
304. Nhiễm Echinococcus
305. Não Wernicke do rượu
306. Nhiễm Giardia (nhiễm trùng ruột non do Giardia)
307. Nhiễm Leptospira
308. Ngón chân hình búa
309. Ngừng thở khi ngủ
310. Nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm histoplasma)
311. Nhồi máu cơ tim cấp
312. Nhiễm nấm Cryptococcus
313. PhongParkinson
314. Phình động mạch chủ
315. Phì đại tiền liệt tuyến
316. Polyp mũi
317. Phì đại cuốn mũi
318. Phình động mạch não
319. Phì đại âm vật
320. Polyp thanh quản
321. Polyp cổ tử cung
322. Polyp túi mật
323. Protein niệu thai kỳ
324. Polyp ống tiêu hóa
325. Quáng gà
326. Rối loạn tiền đình
327. Rối loạn cương dương
328. Rối loạn nội tiết tố
329. Rỉ ối
330. Rối loạn lưỡng cực
331. Rối loạn lipid máu
332. Rách (bong) võng mạc
333. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
334. Rối loạn sinh tủy (MDS)
335. Rách giác mạc
336. Rối loạn hoảng sợ
337. Rối loạn gan ở trẻ em
338. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
339. Rối loạn xuất tinh
340. Rậm lông
341. Rối loạn thần kinh thực vật
342. Rối loạn nhịp tim
343. Rò mao mạch
344. Rong kinh
345. Rôm sảy
346. Sốt rét
347. Suy thận
348. Suy giáp
349. Sỏi thận
350. Sâu răng
351. Suy tuyến thượng thận
352. Sốt siêu vi
353. Sùi mào gà
354. Suy thận mạn
355. Suy tuyến yên
356. Sỏi bàng quang
357. Sỏi niệu quản
358. Són tiểu
359. Suy thận cấp
360. Suy tim
361. Sán lá gan
362. Suy dinh dưỡng
363. Suy tim trái
364. Sốt phát ban
365. Sinh non
366. Suy giáp bẩm sinh
367. Sốt ve mò
368. Song thị
369. Suy thai
370. Suy thận cấp
371. Sỏi mật
372. Sa sinh dục
373. Suy tim cấp
374. Suy dinh dưỡng thể thấp còi
375. Suy tĩnh mạch chân
376. Suy buồng trứng
377. Sa trực tràng
378. Suy thai trong tử cung
379. Tê bì tay chân
380. Tràn dịch màng phổi
381. Thalassemia (Tan máu bẩm sinh)
382. Thoái hóa cột sống cổ
383. Trầm cảm
384. Thoái hóa cột sống thắt lưngTự kỷ ở trẻ em
385. Thiếu máu
386. Thai trứng (chửa trứng)
387. Thương hàn
388. Tắc tia sữa
389. Thiếu máu tán huyết
390. Thiểu năng tuần hoàn não
391. Tiêu chảy
392. Tiêu chảy rota
393. Thận ứ nước
394. Tiêu chảy cấp
395. Táo bón
396. Thừa sắt
397. Thoát vị đĩa đệm
398. Tăng acid uric máu
399. Tăng huyết áp
400. Tiểu đường tuýp 1
401. Thuyên tắc ối
402. Tắc tuyến lệ
403. Thiếu máu do thiếu sắt
404. Tứ chứng Fallot
405. Tinh trùng yếu
406. Tràn khí màng phổi tự phát
407. Thoái hóa khớp gối
408. Tắc tuyến lệ ở trẻ em
409. Thông liên nhĩ
410. Trĩ nội
411. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
412. Thoái hóa võng mạc
413. Trào ngược dạ dày thực quản
414. Tắc mạch ối
415. Tiểu đường thai kỳ
416. Thận đa nang
417. Tắc ống dẫn tinh
418. Thai ngoài tử cung
419. Thai chết lưu
420. Thiếu máu do thiếu vitamin B12
421. Tắc ống dẫn trứng
422. Teo dây thần kinh thị giác
423. Tiểu đường tuýp 2
424. Thủy đậu
425. Thiểu ối
426. Thuyên tắc phổi
427. Tăng thông khí
428. Thoát vị bẹn người lớn
429. Thiểu sản men răng
430. Tinh hoàn ẩn
431. Tắc ruột sơ sinh
432. Thoát vị rốn
433. Tắc vòi trứng
434. Tim bẩm sinh
435. Tế bào thần kinh vận động
436. Tim bẩm sinh Ebstein
437. Thoát vị hoành ở trẻ em
438. Thoát vị não
439. Thấp tim ở trẻ em
440. Tăng huyết áp thứ phát
441. Tăng tiết mồ hôi
442. Tiêu chảy nhiễm trùng
443. Thống kinh
444. Tự kỷ ở người lớn
445. Teo thực quản
446. Thai chậm phát triển trong tử cung
447. Thiếu men G6PD
448. Tăng huyết áp nguyên phát
449. Trĩ ngoại
450. Thiếu máu cơ tim
451. Thoái hóa khớp háng
452. Tiền mãn kinh
453. Thông liên thất
454. Túi thừa thực quản
455. Thoát vị đùi
456. Thoát vị bẹn trẻ em
457. Trĩ
458. Tiền sản giật
459. Tắc ống phóng tinh
460. Thiên đầu thống (tăng nhãn áp)
461. Trầm cảm sau sinh
462. Thấp tim
463. Tăng huyết áp thai kỳ
464. Than
465. Uốn ván
466. Ung thư da
467. Ung thư xương
468. Ung thư đại tràng
469. Ung thư phổi
470. Ung thư lưỡi
471. Ung thư thực quản
472. Ung thư tinh hoàn
473. U máu
474. Ung thư dạ dày
475. Ung thư khoang miệng
476. Ù tai
477. U tuyến yên
478. Ung thư dương vật
479. U nguyên bào thần kinh
480. U lympho không Hodgkin
481. Ung thư vòm họng
482. Ung thư bàng quang
483. U lympho tế bào T
484. Ung thư thận
485. U thực quản (polyp thực quản lành tính)
486. Ung thư da đầu
487. Ung thư hậu môn
488. Ung thư ruột non
489. Ung thư tuyến nước bọt
490. Ung thư tụy
491. U tuyến nước bọt
492. U tuyến thượng thận
493. U não ở trẻ em
494. Ung thư gan
495. Ung thư túi mật
496. Ung thư hạ họng
497. Ung thư amidan
498. Ung thư thanh quản
499. Ung thư hắc tố da
500. Ung thư tuyến giáp
501. Ung thư tuyến tụy
502. U xơ tử cung
503. U mạch máu gan
504. Ung thư âm hộ
505. Ung thư lá lách
506. U lành thực quản
507. U màng não
508. U nang buồng trứng
509. U nang ống mật chủ
510. Ung thư biểu mô tế bào vảy
511. Ung thư phế quản phổi nguyên phát
512. U xương ác tính
513. Ung thư não
514.U lách (lành tính)
515. Ung thư vú
516. Ung thư biểu mô tế bào đáy
517. U xơ vòm mũi họng
518. U nguyên bào võng mạc
519. U tế bào khổng lồ
520. U nhầy ruột thừa
521. Ung thư biểu mô mũi họng
522. U sụn màng hoạt dịch
523. U tim
524. Ung thư tiền liệt tuyến
525. Ung thư buồng trứng
526. Ung thư âm đạo
527. Ung thư cổ tử cung
528. Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ
529. Ung thư nội mạc tử cung
530. Ung thư tử cung
531. Ung thư gan nguyên phát
532. Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn
533. Viêm đại tràng
534. Viêm xoang
535. Virus Ebola
536. Viêm tụy cấp
537. Viêm nang lông
538. Viêm phế quản
539. Viêm đường hô hấp trên
540. Viêm họng cấp
541. Viêm amidan
542. Viêm bàng quang
543. Viêm tuyến nước bọt
544. Vàng da sơ sinh
545. Viêm niệu đạo
546. Viêm cầu thận
547. Viêm loét dạ dày
548. Viêm da cơ địa
549. Viêm tiểu phế quản
560. Viêm tinh hoàn
561. Viêm khớp dạng thấp
562. Vô sinh nữ
563. Viêm nướu
564. Viêm âm đạo
565. Viêm ruột thừa
566. Viêm túi mật
567. Vô sinh nam
568. Viêm đa rễ dây thần kinh
569. Viêm cơ tim
570. Viêm khớp
571. Viêm mao mạch dị ứng
572. Viêm gan A
573. Viêm tuyến tiền liệt
574. Viêm gan B
575. Viêm tủy xương
576. Viêm họng mãn tính
577. Viêm mào tinh hoàn
578. Vẹo cột sống
579. Viêm quanh khớp vai
580. Viêm tuyến vú
581. Viêm mũi họng
582. Viêm nhiễm miệng
583. Viêm hậu môn
584. Viêm ruột do virus
585. Viêm xương
586. Vàng da bệnh lý
587. Viêm màng não mủ
588. Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
589. Viêm mũi dị ứng
590. Viêm cột sống dính khớp
591. Viêm cơ, áp xe cơ
592. Viêm đa cơ
593. Viêm tắc ống dẫn tinh
594. Viêm đường hô hấp dưới
595. Viêm xương tai chũm
596. Viêm gân nhị đầu vai
597. Viêm phổi ở trẻ em
598. Vôi hóa cột sống
599. Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
600. Viễn thị
601. Viêm buồng trứng
602. Viêm đài bể thận
603. Viêm túi tinh
604. Vỡ ối non
605. Viêm màng hoạt dịch
606. Viêm tĩnh mạch
607. Viêm đường tiết niệu
608. Viêm chóp xoay
609. Viêm dây thần kinh thị giác
610. Viêm màng ngoài tim
611. Vỡ tử cung
612. Viêm bàng quang cấp
613. Viêm tai giữa cấp tính
614. Viêm khớp phản ứng
615. Viêm não Nhật Bản
616. Vô kinh
617. Võng mạc
618. Viêm mủ màng phổi
619. Viêm VA
620. Viêm thanh quản mãn tính
621. Viêm thanh quản cấp tính
622. Viêm cân gan chân
623. Viêm thanh quản
624. Viêm tụy cấp ở trẻ em
625. Viêm tai giữa mãn tính ở trẻ em
626. Viêm màng ối
627. Viêm màng ngoài tim co thắt
628. Viêm màng não do não mô cầu
629. Viêm ống dẫn trứng
630. Viêm gân chóp xoay
631. Van hai lá
632. Xơ vữa động mạch
633. Xuất huyết giảm tiểu cầu
634. Xẹp đốt sống
635. Xuất huyết võng mạc
636. Xuất tinh ngược
637. Xơ gan mất bù
638. Xoắn buồng trứng
639. Xơ vữa động mạch não
640. Xơ vữa động mạch ngoại biên
Đối mặt với sức khoẻ của bạn: Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ cá nhân.
Lối sống lành mạnh: Cách duy trì một lối sống lành mạnh qua việc ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi.
Chăm sóc cơ thể: Cách chăm sóc cơ thể hàng ngày để duy trì sức khoẻ tốt.
Bữa ăn và dinh dưỡng: Tư vấn về dinh dưỡng, thực phẩm cần thiết cho cơ thể và các lợi ích của chế độ ăn cân đối.
Tập thể dục và vận động: Tìm hiểu về lợi ích của việc tập thể dục và các hoạt động vận động để duy trì sức khỏe.
Giấc ngủ và nghỉ ngơi: Quan trọng của giấc ngủ và cách tạo ra một môi trường thoải mái để nghỉ ngơi.
Tâm lý và tinh thần: Cách chăm sóc tâm lý và tinh thần, giảm stress và giữ cân bằng trong cuộc sống.
Sức khỏe tình dục: Tư vấn và thông tin về sức khỏe tình dục và quan hệ tình dục an toàn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe định kỳ và các xét nghiệm cần thiết.
Các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa: Tổng quan về các bệnh thường gặp, triệu chứng và cách phòng ngừa.
Trụ sở chính: Tòa nhà Paxsky, 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 19003126
Văn phòng tại Hà Nội
386 Đ. Nguyễn Văn Linh, P. Phúc Lợi, Q. Long Biên, Tp Hà Nội
Điện thoại: 19003126
Thiết kế bởi MediciVN